MẠC THIÊN TỨ - NGƯỜI MỞ CHIÊU ANH CÁC

07/01/2023 08:03:03 PM         

Sử sách nước Việt coi năm 1757 – thời của Mạc Thiên Tứ – là mốc thời gian rất quan trọng: Hoàn tất công cuộc “Nam Tiến” của dân tộc, hoàn thiện việc mở mang lãnh thổ của quốc gia ở phương Nam

Vanvn-  CẬP NHẬT NGÀY: 5 THÁNG MỘT, 2023 LÚC 18:22

 
Mạc Thiên Tứ, còn được gọi là Mạc Thiên Tích (tự dạng Hán ngữ của “Tứ” và “Tích” gần giống nhau và đều có nghĩa là “Ban cho”); cũng còn được gọi bằng tên gốc là “Tung” hoặc “Tông” (vì thế, tước phong được nhận từ chúa Nguyễn là: “Tung (Tông) Đức hầu”).
Tiếp tục mở mang đất Hà Tiên
Làm con trai của Tổng binh Cửu Ngọc hầu Mạc Cửu và bà Bùi Thị Lẫm, khi “Người dâng đất Hà Tiên” – Mạc Cửu – qua đời vào năm 1735, Mạc Thiên Tứ – ở tuổi 19 – bắt đầu nối nghiệp cha, trở thành người đứng đầu miền đất Hà Tiên của xứ Đàng Trong, nước Việt thời “Nam Tiến” thần thánh của dân tộc.
Một góc nhìn về TP Hà Tiên (Kiên Giang) ngày nay (Ảnh: LƯƠNG DUY CƯỜNG)
Đứng đầu miền Tây Nam đất nước với chức “Hà Tiên trấn, Đô đốc” vào và từ mùa xuân năm 1736 – như sự ghi chép của sách “Đại Nam liệt truyện tiền biên” – Mạc Thiên Tứ cũng đồng thời được nhận ân sủng của Chúa Nguyễn: “Ban cho 3 thuyền Long Bài, được miễn thuế, lại sai mở lò đúc tiền để việc mua bán được thông thương”. Và, do đó – vẫn lời sách “Đại Nam liệt truyện tiền biên” – “Thiên Tứ mở rộng phố chợ, thương nhân và lữ khách các nước tụ họp rất đông”.
Hai chục năm sau buổi đầu thay cha tiếp tục mở mang đất Hà Tiên như thế, là thời gian nhiều sóng gió thời cuộc và những quan hệ rất gai góc giữa các nước láng giềng Chân Lạp, Xiêm La, đối với miền đất mà Mạc Thiên Tứ đứng mũi chịu sào.
Cho đến những năm 50, giữa thế kỷ XVIII thì bùng nổ hàng loạt sự kiện trọng đại: Trong bối cảnh tranh chấp, lục đục của triều đình Chân Lạp, một nhóm quý tộc của nước này đã chạy sang Xiêm La cầu viện và quân Xiêm La đã lập tức tràn sang Chân Lạp, khiến bộ phận còn lại của triều đình Chân Lạp – đứng đầu là nhân vật được gọi bằng tên “Nặc Nguyên” trong sử cổ nước Việt – phải chọn con đường chạy sang Hà Tiên, nương nhờ Mạc Thiên Tứ.
Vào năm 1756, để được Mạc Thiên Tứ ủng hộ, Nặc Nguyên đã “xin hiến đất 2 phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp” – như sự ghi chép của sách “Đại Nam thực lục tiền biên”. Mạc Thiên Tứ đã đem việc ấy tâu lên chúa Nguyễn và được ngay sự chấp nhận của người đứng đầu Xứ Đàng Trong: Cho nhập 2 miền đất ấy vào bản đồ nước Việt, lệ vào sự quản lý của châu Định Viễn!
Sau đó, lại tiếp diễn những lục đục còn nghiêm trọng hơn trong triều đình Chân Lạp, khiến – vào năm 1757 – một nhân vật – được sử cũ nước Việt chép tên là: “Nặc Tôn” – lại một lần nữa, chạy sang Hà Tiên, cầu cứu Mạc Thiên Tứ, thậm chí còn xin làm “con nuôi” và được họ Mạc chấp nhận.
Thế là, để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của nghĩa phụ, Nặc Tôn đã lại xin dâng đất Tầm Phong Long, cùng với 5 phủ: Hương Úc, Cần Vọt, Chân Sum, Sài Mạt, Linh Quỳnh!
Mạc Thiên Tứ lại đem việc tâu lên và chúa Nguyễn cũng lại một lần nữa chấp nhận: “Cho lệ 5 phủ ấy vào quản hạt Hà Tiên” – vẫn như lời sách “Đại Nam thực lục tiền biên”.
Như thế, từ đây không chỉ đ