14-02-2023
Bùi Văn Tạo có viết rằng: “may mắn tôi có dịp đến nhiều miền quê, tỉnh thành… được ngắm phong cảnh và làm quen với cuộc sống những nơi ấy. Ở đâu cũng đọng lại trong tôi ấn tượng đẹp về đất và người. Điều đó trở thành động lực thôi thúc tôi sử dụng cả tâm trí và cảm xúc để làm thơ bày tỏ suy nghĩ, nỗi niềm. Tôi nhận thấy rằng chỉ có vậy mới thỏa mãn điều mình mong muốn” (Miền nhớ, Nxb Văn học 2013). Vâng, và anh đã thỏa mãn, vì trong thơ anh in bóng dáng của rất nhiều những “Miền nhớ” mà anh đã đi qua...
|
19-01-2023
Còn với người làm thơ, Trần Thuật Ngữ cũng chỉ đơn giản cầm bút viết lên những gì mà cõi lòng mình thúc giục. Vậy mà rồi… đọc thơ Trần Thuật Ngữ, ta cứ bị ám ảnh bởi sự rợn ngợp của không gian bao la và cảm giác lành lạnh trước dòng chảy thời gian vô chung vô thỉ.
|
13-12-2022
Nhưng khi đọc thơ lục bát của nhà thơ Mai Bá Ấn, ta mới thấy ông viết thơ rất bình dị, từ ngữ bình dân và lời thơ như những câu nói đùa.
|
16-11-2022
Hòa bình, thống nhất, qua máu lửa chiến tranh, Vũ Hải Đoàn trở về với cuộc đoàn viên. Trên vùng đất của hồn thơ chơn chất bắt đầu mọc lên những đóa thơ tơ non như cỏ cho dù những tháng ngày này, anh đã bước qua cái tuổi thanh xuân.
|
05-11-2022
Sinh ra nơi làng quê nghèo (xã Phổ Phong, Đức Phổ) trong một dòng tộc giàu truyền thống cách mạng (anh gọi đ/c Nguyễn Nghiêm - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi đầu tiên là ông nội thúc), từ năm 1973, anh đã tham gia du kích xã và là thầy giáo ở vùng giải phóng. Chính những bước đi đầu này nên sau hòa bình anh theo học ĐHSP Quy Nhơn và tiếp tục làm nghề giáo cho đến khi chuyển sang nghề báo. Nhưng có lẽ, nghiệp trần gian của anh lại chính là thơ. Và cho đến hôm nay, chuẩn bị đón tuần 49 ngày của anh, trong tôi vẫn cứ thấp thoáng hiện lên mồn một cái dáng dấp phong trần, bụi bặm của một người thơ, đang lơ ngơ đi giữa phố phường với mái đầu vừa điểm bạc. Cứ lơ ngơ kiếm tìm một bóng hình quá vãng rồi thảng thốt kêu lên:
|
30-10-2022
Anh có đi đến trăm miền, trải nỗi nhớ đến trăm miền, thì vẫn chỉ để trở về với một “miền nhớ” chủ đạo của hồn anh, đó chính là cái miền-tâm-tưởng riêng của cõi lòng thơ anh. Chính vì sự ám ảnh của cái miền-tâm-tưởng này mà ta thấy trong thơ Bùi Văn Tạo dù có nói về cái gì, cảnh vật ở đâu, người lạ hay quen, vẫn chỉ để quay về với cái cỗi-nguồn-nhớ-ban-sơ của miền-tâm-tưởng ấy.
|
21-10-2022
Từ Cao nguyên đá trở về, đang còn lâng lâng với cảm giác do những mẫu hóa thạch của các loài có niên đại 400 đến 600 triệu năm về trước mang lại, bồi hồi với cảm giác khi đứng trước 1.698 ngôi mộ đồng đội ở Vị Xuyên; tác giả lại đón nhận dồn dập nhiều thông tin nóng hổi... Nào là chuyến lưu lạc 7.000 km của chàng trai H’Mông Vừ Già Pó; nào là chuyện học sinh, giáo viên bản Sam Lang vượt suối đến trường bằng cách chui vào túi ni lông; nào là Trung Quốc cắm giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam… Tất cả đó đã được nhà thơ nối kết rồi bùng nổ thành một trường ca với 689 câu thơ và 2 đoạn tin được kết cấu như một bản giao hưởng hiện đại không phân chương mục, ngập tràn thi hứng.
|
|
29-08-2022
Nghe đâu, anh là người Quảng Ngãi nhưng rời quê lang bạt tận phương Nam. Thơ anh đã từng được bạn đọc chú ý từ thời trước 1975 ở văn học Miền Nam.
|
27-08-2022
Hiển hiện trong tôi dáng một người đàn ông H’re nhỏ bé đang cùng con cọp rình chung một mục-tiêu-mồi là cô sơn nữ đang khỏa thân giữa dòng suối mát. Đó là cái sự “rình” trong Cơn Khát mồi giữa một Con Người bên này bờ và một Con Thú bên kia bờ suối vắng
|