Trang chủ Tìm kiếm với từ khóa: "Hồ Xuân Hương"


Tìm theo:

THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ SỰ TIẾP NHẬN CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH MIỀN NĂM 1954-1975 -Tiểu luận TRẦN HOÀI ANH
25-12-2022     

Nhận xét về tiếng cười trong thơ Hồ Xuân Hương, Bùi Giáng cho rằng: “Cái cười của nàng cũng như cái khóc của Nguyễn Du, vừa đau thương vừa an ủi. Hai thiên tài của đất nước đã chỉ cho ta hai lối thoát ly, tuy xa biệt nhau mà cũng giống nhau trong tác dụng.

HỒ XUÂN HƯƠNG - NHÀ THƠ VIỆT NAM ĐẦU TIÊN VIẾT VỀ LGBT
07-12-2022     

Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ có tiếng là làm thơ táo bạo. Với hình thức gần với câu đố dân gian “đố tục giảng thanh, đố thanh giảng tục”, không ít bài thơ của nàng có thấp thoáng hình ảnh thân thể người nữ, hoặc đặc tả khéo léo, ỡm ờ về “cái cội nguồn sự sống”: Cái quạt, Giếng nước, Hỏi trăng, Đèo Ba Dội, Kẽm Trống, Hang Thánh hóa chùa Thầy, Động Hương Tích…

THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG - NHỮNG MẪU GỐC ÁM GỢI
07-12-2022     

Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đậm chất phong tình và tâm thức phản kháng, mang khát vọng hạnh phúc và tự do, không chỉ vang dội trong thời đại của bà, mà có sức sống mãnh liệt, liên tục lan truyền, chiếm lĩnh tâm thức và tình cảm người đọc đương đại.

NGÔI LÀNG ĐỊA LINH NHÂN KIỆT - QUÊ HƯƠNG BÀ CHÚA THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
02-12-2022     

Là người con xứ Nghệ, tôi nghe danh tiếng làng Quỳnh từ ngày còn rất nhỏ, nhưng nuôi khao khát đặt chân tới làng Quỳnh chính là khi tôi được học những bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương – một giọng thơ tài hoa, uyên bác mà đầy “dân gian”, đầy ngạo nghễ.

HỒ XUÂN HƯƠNG - 200 NĂM ĐỘC BẢN VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU CỦA THI CA VIỆT NAM
27-11-2022     

Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm sinh, 200 năm mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương sẽ diễn ra tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vào ngày 3.12.2022.

THIÊN TÍNH NỮ VÀ CÁ TÍNH SÁNG TẠO TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG - NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT DỤNG ĐIỂN
16-11-2022     

Không chỉ là thiên tài tiếng Việt, nữ sĩ Hồ Xuân Hương còn là bậc thầy trong nghệ thuật dụng điển. Điển cố chính là một trong những phương diện thể hiện rõ nhất tài năng thơ ca của “Bà chúa thơ Nôm”. Qua nghệ thuật dùng điển của nữ sĩ, có thể thấy rõ những đặc trưng trong phong cách, phẩm tính thơ Nôm của bà: thiên tính nữ và cá tính sáng tạo.

NHỮNG KẾT HỢP SÁNG TẠO, ĐỘC ĐÁO TẠO NÊN SỨC HẤP DẪN TRONG THƠ QUANG DŨNG
15-11-2022     

PGS-TS Đinh Trí Dũng, quê Đức Thọ, Hà Tĩnh hiện đang sinh sống tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu văn học quy mô và giá trị như: Văn Hồ Chí Minh (Nxb Nghệ An, 2000, viết chung); Những vấn đề lý thuyết – lịch sử Văn học và Ngôn ngữ (Nxb Giáo dục, 2001, viết chung); Những vấn đề văn học và Ngôn ngữ (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004); Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng (Nxb KHXH, 2005); Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (từ đầu thế kỷ XX đến 1945) – (Chủ biên, Nxb Đại học Vinh, 2012); Giáo trình Truyện ngắn Việt Nam hiện đại (đồng tác giả, Nxb Đại học Vinh, 2018)… và được trao Giải B VHNT Hồ Xuân Hương năm 2005, 2015.

TÂM HUYẾT CỦA MỘT NHÀ KHOA HỌC VỚI DI SẢN CỦA NỮ SĨ HỒ XUÂN HƯƠNG
05-11-2022     

“Được UNESCO vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh, năm mất là chuyện không dễ và là niềm tự hào lớn. Nhưng điều quan trọng hơn nhiều, là từ đây, cơ hội và những đường hướng mới trong tiếp cận danh nhân và giá trị di sản họ để lại (cụ thể ở đây là trường hợp Hồ Xuân Hương) chắc chắn được mở ra, không chỉ cho người Việt mà cho mọi con người trên trái đất” – PGS.TS Biện Minh Điền.

KHÁT KHAO VỌNG MẤY TRĂM NĂM LẺ
30-06-2022     

“Có thể coi Hồ Xuân Hương là ngòi bút đấu tranh cho nữ quyền lợi hại nhất, theo nghĩa là đã ngang nhiên hạ bệ toàn bộ giới đàn ông gia trưởng, từ “chú lái kia ơi biết chú rồi” cho đến hiền nhân, quân tử, anh hùng, cho đến cả vua chúa, kéo họ xuống ngang hàng, thậm chí dưới hàng phụ nữ, vạch cho họ thấy họ phụ thuộc vào phụ nữ, phụ nữ là không thể thiếu được cho họ có được niềm lạc thú và hạnh phúc ở đời”. Giáo sư Lê Đình Kỵ đã viết như thế về nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhân vật được xem là người đàn bà độc đáo nhất trên thi đàn dân tộc.

XUÂN DIỆU VÀ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
11-04-2022     

Được gặp nhà thơ Xuân Diệu nhiều lần, tôi thấy lần nào gặp dịp đụng đến những phát hiện mới rất có cơ sở về Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu đều tỏ ra… khó chịu. Tôi có cảm giác Xuân Diệu mê thơ Nôm (được coi là của) Hồ Xuân Hương đến… cùng cực, và khen đến mức không thể khen hơn được nữa.